Social Marketing là gì? Phân biệt với Social Media Marketing
9 mins read

Social Marketing là gì? Phân biệt với Social Media Marketing

Social Marketing là chiến dịch Marketing nhằm hướng tới lợi ích cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, khái niệm này thường bị nhầm lẫn với Social Media Marketing. Cùng tìm hiểu Social Marketing là gì và quy trình thực hiện chiến dịch Social Marketing nhé!

Social Marketing là gì?

Khái niệm Social Marketing

Ở Việt Nam, khái niệm Social Marketing thường bị nhầm lẫn với Social Media Marketing – một phương thức Marketing sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, Instagram, TikTok,…để thực hiện các chiến dịch truyền thông hoặc bán hàng. 

Thực tế, chưa có khái niệm chính thức về Social Marketing. Tuy nhiên, theo (AASM, 2016), Social Marketing seeks to develop and integrate marketing concepts with other approaches to influence behaviors that benefit individuals and communities for the greater social good. 

Dịch nôm na sang tiếng Việt, Social Marketing hướng tới việc phát triển và tích hợp các khái niệm Marketing với các phương pháp khác để tác động đến hành vi có lợi cho cá nhân và cộng đồng, nhằm đạt được lợi ích xã hội lớn hơn.

=>> Xem thêm What is social marketing?

Ví dụ về Social Marketing

Lấy ví dụ về Social Marketing trong thực tế, chúng ta có thể thấy rõ tác hại của thuốc lá như thế nào đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, chính phủ không thể đưa ra các chính sách nhằm hạn chế việc sản xuất thuốc lá bởi doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá đóng góp cho nhà nước là khá lớn. 

Do đó, chúng ra chỉ có thể thực hiện các chiến dịch Social Marketing nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này. 

Đặc điểm Social Marketing

Chủ thể thực hiện

Chủ thể thực hiện các chiến dịch Social Marketing có thể bao gồm tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hoặc các nhà hoạt động xã hội. Ngoài ra, các chủ thể này có thể hợp tác với nhau để tối đa hóa tác động của các chiến dịch Social Marketing.

Đối tượng hướng tới

Đối tượng hướng đến trong các chiến dịch Social Marketing rất đa dạng, bao gồm người tiêu dùng, gia đình, và cộng đồng địa phương. Thanh thiếu niên và trẻ em cũng là mục tiêu chính trong các chương trình giáo dục và sức khỏe.

Mục tiêu

Mục tiêu của các chiến dịch Social Marketing không phải hướng tới nâng cao nhận diện thương hiệu hay thúc đẩy doanh thu bán hàng mà chính là thay đổi hành vi theo hướng tích cực. 

>> Xem thêm SDG là gì? 

Phân biệt Social Marketing và Marketing thương mại

Social Marketing

Marketing thương mại

Sản phẩm Hành vi tích cực Hàng hóa hoặc dịch vụ
Mục tiêu Thay đổi hành vi (lợi ích xã hội) Lợi ích về tài chính
Đối thủ cạnh tranh Các hành vi tiêu cực mong muốn thay đổi. Các doanh nghiệp cùng cung cấp loại hàng hóa hoặc dịch vụ.
Hoạt động  Thuyết phục ai đó rằng một hành vi nào đó là xấu hoặc không tốt cho sức khỏe, và khuyến khích họ thay đổi theo hướng tích cực. Tạo ra và trao đổi các sản phẩm mà mọi người muốn hoặc cần.

Social Marketing có phải là Social Media Marketing?

Social Marketing và Social Media Marketing là hai khái niệm khác nhau. 

  • Social Marketing tập trung vào việc thay đổi hành vi của cá nhân và xã hội để cải thiện sức khỏe cộng đồng, môi trường hoặc các vấn đề xã hội khác. Mục tiêu là tạo ra tác động tích cực đến xã hội. 
  • Social Media Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Mục tiêu chính là tăng cường nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Như vậy, có thể thấy Social Media là phương tiện/công cụ truyền thông để thực hiện các chiến dịch Social Marketing.

Quy trình thực hiện chiến dịch Social Marketing

Quy trình thực chiến dịch Social Marketing có thể theo 8 bước sau:

  • Bước 1: Xác định vấn đề
  • Bước 2: Phân tích thị trường
  • Bước 3: Thiết lập mục tiêu
  • Bước 4: Phát triển thông điệp truyền thông (Key Messages)
  • Bước 5: Lên chiến lược cho chiến dịch
  • Bước 6: Lên kế hoạch truyền thông chi tiết
  • Bước 7: Thực hiện hoạt động cụ thể
  • Bước 8: Theo dõi và đánh giá

5 cấp độ đánh giá hiệu quả của chiến dịch Social Marketing

5 cấp độ để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Social Marketing bao gồm: Khả năng nhận diện (Awareness), Mức độ tương tác (Engagement), Thay đổi hành vi (Behavioral), Chuẩn mực xã hội (Social norm), và Hạnh phúc (Well-being). 

  • Cấp độ 1: Khả năng nhận diện (Awareness)
  • Cấp độ 2: Mức độ tương tác (Engagement)
  • Cấp độ 3: Thay đổi hành vi (Behavioural)
  • Cấp độ 4: Chuẩn mực xã hội (Social norm)
  • Cấp độ 5: Hạnh phúc (Well-being)

Trên đây là một số kiến thức và khái niệm cơ bản và Social Marketing là gì và quy trình thực hiện chiến dịch. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phân biệt và hiểu rõ Social Marketing và Social Media Marketing. Theo dõi chuyên mục Chia sẻ tại NT Đông để đọc thêm các bài viết hữu ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *