SEO là gì? Kiến thức SEO cơ bản cho người mới bắt đầu
13 mins read

SEO là gì? Kiến thức SEO cơ bản cho người mới bắt đầu

SEO hay Search Engine Optimization là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong Digital Marketing. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ và hiểu được tầm quan trọng của SEO. Cùng tìm hiểu SEO là gì và một số kiến thức cơ bản về SEO cho người mới bắt đầu nhé!

SEO là gì?

Khái niệm về SEO

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình làm tăng thứ hạng bài viết, video, vị trí hoặc cửa hàng online trên các công cụ tìm kiếm. 

Nhiều người thường nghĩ rằng SEO chỉ là tối ưu Website trên Google. Tuy nhiên, thực tế SEO tồn tại trên tất cả các trình duyệt, nền tảng mạng xã hội, sàn TMĐT chứa thanh công cụ tìm kiếm (SERP).

SEO là gì?
SEO là gì?

Ví dụ về SEO

Lấy ví dụ về keyword “SEO là gì”. Những website này là kết quả quá trình làm SEO của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nếu Website của bạn không ở vị trí cao không đồng nghĩa với việc bạn làm SEO kém. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng tới SEO, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Ví dụ về SEO
Ví dụ về SEO

Các hình thức SEO

Hiện nay, SEO có 7 hình thức phổ biến sau:

  • SEO Website
  • SEO hình ảnh
  • SEO video
  • SEO social
  • SEO app
  • SEO local
  • SEO news
Các hình thức SEO phổ biến
Các hình thức SEO phổ biến

Tầm quan trọng của SEO

Tạo ra lưu lượng truy cập

Lưu lượng truy cập hay traffic là yếu tố quyết định để SEO tồn tại. Có nhiều phương thức khác nhau để thu hút traffic đến Website. Tuy nhiên, SEO vẫn là phương thức quan trọng và có thể tối ưu được lượng traffic.

Tạo sự uy tín

Tỷ lệ click vào các bài viết từ kết quả SEO luôn tốt hơn so với các bài viết từ việc chạy quảng cáo Google. Điều này xuất phát từ người tìm kiếm luôn nghĩ rằng các bài viết nhờ SEO thường có sự uy tín và chất lượng tốt hơn.

Theo nghiên cứu, SEO có tỷ lệ truy cập nhiều hơn khoảng 20 lần so với PPC, tính trên cả thiết bị di động và máy tính. 

Tiết kiệm chi phí

SEO là cả một quá trình dài và không thể đòi hỏi thu được kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên, kết quả mà SEO đem lại sẽ được duy trì trong một thời gian dài. Điều này khác hoàn toàn với PPC khi chúng ta phải bỏ tiền để duy trì thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Tăng tỷ lệ Ontop

Tối ưu trang Web khiến Google nhận diện tốt hơn về trang Web của bạn. Vì vậy, tỷ lệ Ontop cũng cao hơn nhờ tăng trải nghiệm khách hàng khi truy cập vào Web.

Tầm quan trọng của SEO
SEO đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp

Ưu điểm của làm SEO

Một số ưu điểm khi doanh nghiệp hoặc cá nhân làm SEO như sau:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Thêm điểm chạm với khách hàng
  • Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp hoặc cá nhân
  • Phát triển thương hiệu
Ưu điểm khi làm SEO
Ưu điểm khi làm SEO

Nhược điểm của làm SEO

Một số nhược điểm khi doanh nghiệp hoặc cá nhân làm SEO như sau:

  • Nhiều đối thủ cạnh tranh
  • Thời gian làm lâu
  • Sự thay đổi của Google
  • Có thể xảy ra nhiều lỗi liên quan đến kỹ thuật
Nhược điểm khi làm SEO
Nhược điểm khi làm SEO

Cách công cụ tìm kiếm hoạt động 

Thông thường, để bài viết Ontop sẽ trải qua 3 bước cơ bản: Crawling (bò), Indexing (lập chỉ mục) và Rankings (xếp hạng).

  • Crawling
  • Indexing
  • Rankings

Các phương pháp SEO

SEO on-page

SEO on-page là quá trình tối ưu trên chính Website của bạn. Cụ thể, một số nhiệm vụ khi làm SEO on-page như sau:

  • Nghiên cứu từ khóa.
  • Mô tả URLs đơn giản, chính xác.
  • Tiêu đề chứa keyword chính và dưới 65 ký tự.
  • Meta Description: Chứa các keyword chính và keyword phụ. Meta Description là phần tóm tắt nội dung bài viết, do đó, bạn cần tạo ra nội dung thu hút đối với người tìm kiếm. 
  • Content: Nội dung đáp ứng tiêu chí EATT và thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm (Search Intent). Chèn keyword chính và keyword phụ vào nội dung bài. 

Lưu ý: Không spam keyword chính. Bài viết chỉ chứa 1 đến 2 keyword chính vẫn có thể lên top bình thường.

  • UI/UX design: Giao diện phải đảm bảo dễ nhìn, dễ sử dụng và đúng cấu trúc Website. 
  • Hình ảnh: Các ảnh trong bài nên có cùng kích thước. 
  • Alt ảnh: Liên quan, phù hợp với nội dung.
  • Tên ảnh: Có thể copy như phần slugs.
  • Call to Action: Nội dung nên chèn Call to Action tại vị trí phù hợp. 
  • Khi tối ưu hóa trang web, hãy dành thời gian để xem xét khách hàng của bạn. Nếu bạn là người địa phương thì SEO local quan trọng hơn và địa chỉ cũng như vị trí của bạn trở thành điểm tối ưu hóa quan trọng.
SEO On-page
SEO On-page

SEO off-page

SEO off-page là quá trình làm SEO từ bên ngoài Website của bạn. Dễ hiểu hơn, người làm SEO off-page cần tạo ra lượng truy cập Website từ các nguồn bên ngoài như Social Media, báo chí, guest post, forum,…

SEO Off-page
SEO Off-page

Technical SEO

Technical SEO là quá trình đảm bảo một trang web đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công cụ tìm kiếm hiện đại với mục tiêu cải thiện hữu cơ bảng xếp hạng. Các yếu tố quan trọng của kỹ thuật SEO bao gồm thu thập dữ liệu, lập chỉ mục, kết xuất và kiến ​​trúc trang web. 

Một số phần liên quan đến Technical SEO như:

  • Javascript
  • Robots.txt file
  • XML sitemaps
  • Site architecture
  • URL structure
  • Structured data
  • Site speed
  • Mobile friendliness
  • Hreflang
  • Canonical tags
  • 404 pages
  • 301 redirects
  • Website security (SSL)
  • Duplicate content
Technical SEO
Technical SEO

Các yếu tố ảnh hưởng đến SEO

EATT

EATT là viết tắt của các từ Experience (Trải nghiệm), Expertise (Tính chuyên môn), Authoritativeness (Tính thẩm quyền), Trustworthiness (Độ tin cậy). Đây được coi là các tiêu chí để Google đánh giá thứ hạng Website.

  • Trustworthiness (Độ tin cậy): Website phải cung cấp thông tin chính xác, không bịa đặt. Một số nguồn tham khảo phải có trích dẫn rõ ràng.
  • Experience (Trải nghiệm): Các bài viết phải là những trải nghiệm thực sự.
  • Expertise (Tính chuyên môn): Các bài viết có thể không nhiều ý nhưng phải chuyên sâu và có hiểu biết nhất định về chủ đề.
  • Authoritativeness (Tính thẩm quyền): Hạn chế tối đa copy từ các bài viết khác. Mức trùng lặp tối đa là 20%. Một số khái niệm, điều luật có thể copy, tuy nhiên, bài viết phải trích dẫn rõ ràng nguồn tham khảo.
EATT trong SEO
EATT trong SEO

Google Ads

Google Ads là một cách đưa bài viết lên Top nhờ công cụ quảng cáo của Google. Phương pháp này ngược lại hoàn toàn với SEO, khi chúng ta phải trả phí để có được thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm. 

Một số thương hiệu hiện nay kết hợp giữa SEO và Google Ads để có được hiệu quả tốt nhất khi người dùng nhập thông tin tìm kiếm. Lý do bởi Google Ads sẽ giúp tăng lượng traffic đáng kể khi Website ở những thứ hạng cao. Khi Website có lượng truy cập nhất định, điều này tác động trực tiếp đến thứ hạng của Website bởi traffic càng lớn thì Website càng được đánh giá cao.

Google Ads ảnh hưởng tới SEO
Kết hợp giữa SEO và Google Ads đem lại hiệu quả cao

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về SEO là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến SEO. Hy vọng bài viết có thể mang lại giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi NT Đông để có thêm nhiều góc nhìn mới về Marketing nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *